Điều trị viêm đại tràng có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống hoặc thực hiện phẫu thuật. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người bệnh cần sớm phát hiện và có cho mình phác đồ điều trị hợp lý ngay từ khi các triệu chứng bệnh còn nhẹ.
1. Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không
Bệnh viêm đại tràng có 2 thể cấp tính và mạn tính. Ở thể cấp tính nếu người bệnh được điều trị sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên ở thể mạn tính, việc điều trị dứt điểm hoàn toàn là cực kỳ khó khăn. Vì vậy người bệnh có thể phải phối hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau để làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Có khoảng 25% người bệnh viêm đại tràng cần phải phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị viêm nặng để loại bỏ bệnh.
2. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng
2.1. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, tổn thương đại tràng bao gồm:
Axit 5-aminosalicylic (5-ASA): Balsalazide, mesalamine, olsalazine và sulfasalazine là những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị triệu chứng của viêm đại tràng. Trong trường hợp nếu bạn bị dị ứng với sulfa trước khi dùng một trong những loại thuốc này, bác sĩ có thể thể kê toa 5-ASA không chứa sulfa.
Corticoid: Các loại thuốc chống viêm này có thể được chỉ định cho người bệnh nếu thuốc 5-ASA không hiệu quả hoặc bệnh chuyển biến nặng hơn. Những loại thuốc này đôi khi có tác dụng phụ và xuất hiện biến chứng nếu sử dụng trong lâu dài. Vì vậy bác sĩ thường đề nghị dùng trong thời gian ngắn để giúp bệnh thuyên giảm. Sau đó, bác sĩ có thể kê tiếp 5-ASA để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh trong thời gian dài hơn.
Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu corticosteroid hoặc thuốc 5-ASA không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc này cho bạn, chẳng hạn như 6-mercaptopurine (6-MP), azathioprine (Azasan, Imuran),...
Thuốc ức chế Janus Kinase (Thuốc ức chế JAK): Đây là những loại thuốc uống có tác dụng nhanh chóng để điều trị và ngăn chặn sự bùng phát của viêm đại tràng.
➡️ Tham khảo: https://tambinh.vn/top-5-nhom-thuoc-tay-dieu-tri-benh-dai-trang-tot-nhat/
2.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Để tâm đến chế độ ăn uống là vô cùng cần thiết đối với người bệnh trong suốt quá trình điều trị viêm đại tràng của mình. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp bạn khoẻ mạnh mà còn góp phần đẩy lùi căn bệnh viêm đại tràng mà bạn đang mắc phải.
Một số lời khuyên bạn nên cân nhắc trong ăn uống như sau:
- Tăng cường bổ sung các loại rau quả giàu chất xơ, nhiều vitamin trong bữa ăn.
- Bổ sung lượng đạm lành mạnh, dễ tiêu hoá từ các loại cá: cá trích, cá hồi, cá ngừ,…
- Uống nhiều nước.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, nhai kỹ,…
- Lựa chọn các loại sữa tách béo, không lactose, sữa chua.
- Ưu tiên các món ăn dạng hấp, luộc.
Hạn chế, tốt nhất không ăn các món cay nóng và những thực phẩm không tốt cho tiêu hoá,…
Bạn có thể tham khảo thêm chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được chế độ ăn đảm bảo nhất.
➡️ Xem chi tiết: Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?
2.3. Phẫu thuật viêm đại tràng
Một số trường hợp buộc phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Chỉ định này được bác sĩ yêu cầu khi bạn không đáp ứng được điều trị thuốc hoặc các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn: tình trạng viêm nhiễm lan rộng, gây ra một số biến chứng như xuất huyết, giãn, thủng đại tràng.
Khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng: bác sĩ sẽ tạo ra một vết mổ mở hoặc lỗ thông nhỏ ở thành bụng của bạn. Sau đó gắn một túi hỗ trợ thay thế để chứa chất thải thay cho phần đại tràng bị cắt đi. Người bệnh sẽ phải đeo túi này thường xuyên.
Với sự phát triển của y học, hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật mới tiên tiến hơn. Tuy nhiên, bất kể phương pháp phẫu thuật nào cũng đều tiềm ẩn rủi ro và biến chứng. Đặc biệt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người bệnh sau này. Khi phải chọn lựa phẫu thuật là phương án thực hiện cuối cùng, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị tốt nhất cho bản thân.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng:
- Tiêu chảy dai dẳng, liên tục gây mất nước nghiêm trọng.
- Chảy máu trực tràng, phân kèm máu đông.
- Bụng đau liên tục và sốt cao.
- Cơ thể suy nhược, sụt cân không kiểm soát.
Tốt nhất người bệnh không nên tự ý lên phác đồ điều trị cho mình mà cần tham khảo các lời khuyên cũng như chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
4. Lưu ý trong điều trị viêm đại tràng
Khi các bạn có triệu chứng bất thường hoặc có dấu hiệu của viêm đại tràng, bạn nên đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay nhiều trường hợp bệnh nhân thấy có dấu hiệu giống viêm đại tràng là tự ý ra hiệu thuốc hỏi và mua kháng sinh. Nhưng nếu dùng kháng sinh không hợp lý có thể dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc, hoặc kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột nên thậm chí còn làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh.
Bên cạnh các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, tránh căng thẳng, stress để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
[Video đề xuất] Điều trị viêm đại tràng theo y học cổ truyền