Return to site

Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp: Nhận biết và cách điều trị

Tổng quan viêm khớp dạng thấp (RA)

· Bệnh cơ xương khớp

Viêm khớp dạng thấp (RA) xảy ra khi hệ thống miễn dịch của của cơ thể tấn công vào lớp niêm mạc khớp. RA ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên của cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, cả hai cổ tay hoặc cả hai đầu gối. Sự đối xứng này giúp chúng ta phân biệt bệnh với các loại viêm khớp khác. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến da, mắt, phổi, tim, máu hoặc thần kinh.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

broken image

Các bác sĩ gọi bệnh viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn dịch. Bệnh bắt đầu khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề và bắt đầu tấn công các mô của chính cơ thể chúng ta. Sau đó gây viêm niêm mạc khớp (bao hoạt dịch) khiến các khớp bị đỏ, nóng, sưng và đau.

RA ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên của cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, cả hai cổ tay hoặc cả hai đầu gối. Sự đối xứng này giúp phân biệt nó với các loại viêm khớp khác. Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận và hệ thống khác của cơ thể, từ mắt đến tim, phổi, da, mạch máu , v.v.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về RA, các thông tin được tham vấn bởi Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

2. Triệu chứng nhận biết viêm khớp dạng thấp

Trong giai đoạn đầu, những người bị viêm khớp dạng thấp có thể không thấy các triệu chứng rõ ràng như đỏ hoặc sưng ở các khớp, nhưng người bệnh vẫn sẽ bị làm phiền bởi các cơn đau nhức thường trực.

Một số triệu chứng điển hình của RA phải kể đến như:

  • Đau khớp, đau, sưng hoặc cứng khớp kéo dài trong sáu tuần hoặc lâu hơn.
  • Cứng khớp buổi sáng kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn.
  • Nhiều hơn một khớp bị ảnh hưởng.
  • Các khớp nhỏ (cổ tay, một số khớp nhất định ở bàn tay và bàn chân) thường bị ảnh hưởng đầu tiên.
  • Các khớp giống nhau ở cả hai bên của cơ thể cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều người bị viêm khớp dạng thấp sẽ cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, một số có thể bị sốt nhẹ. Các triệu chứng RA có thể đến và biến mất một cách bất chợt, khớp bị viêm đau dữ dội và kèm theo các triệu chứng khác được gọi là bùng phát. Một đợt bùng phát có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

broken image

3. Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp

Các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Một số chuyên gia cho rằng virus hoặc vi khuẩn có thể là nguyên nhân làm thay đổi hệ thống miễn dịch, khiến nó tấn công các khớp của bạn. Các giả thuyết khác cho rằng ở một số người, hút thuốc có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp.

Một số kiểu gen nhất định trong cơ thể có thể khiến một số người có nguy cơ mắc RA hơn những người khác.

4. Các yếu tố nguy cơ của RA là gì?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một số yếu tố di truyền và môi trường để xác định xem liệu chúng có thay đổi nguy cơ phát triển RA ở người hay không.

Theo đó các đặc điểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới 2-3 lần.
  • Di truyền: Những người có người thân trong gia đình mắc bệnh có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, những người béo phì, từng sinh con cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

broken image

5. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

RA được chẩn đoán bằng cách xem xét các triệu chứng, tiến hành khám sức khỏe, chụp X-quang và các xét nghiệm khác. Người bệnh nên đi chẩn đoán sớm — trong vòng 6 tháng kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng để kịp thời có phương án điều trị tránh những biến chứng không mong muốn, (ví dụ, tổn thương khớp). Chẩn đoán và điều trị hiệu quả, đặc biệt là điều trị để ngăn chặn hoặc kiểm soát tình trạng viêm, có thể giúp giảm tác hại của Viêm khớp dạng thấp.

6. Các biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Bị viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là đe dọa tính mạng.

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Hội chứng ống cổ tay
  • Viêm các vùng khác của cơ thể (chẳng hạn như phổi, tim và mắt)
  • Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Kiểm soát bệnh tốt chính là cách giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng này.

7. Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

7.1 Mục tiêu điều trị

Các mục tiêu của điều trị RA là:

  • Ngừng viêm hoặc giảm xuống mức thấp nhất có thể (giúp bệnh thuyên giảm).
  • Giảm triệu chứng.
  • Ngăn ngừa tổn thương khớp và nội tạng.
  • Cải thiện chức năng và sức khỏe tổng thể.
  • Giảm các biến chứng lâu dài.
broken image

7.2 Phương pháp điều trị

a. Thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Có nhiều loại thuốc điều trị RA. Một số loại giúp giảm đau và viêm. Một số giúp giảm bùng phát và hạn chế tổn thương viêm khớp dạng thấp gây ra cho khớp của bạn.

Các loại thuốc không kê đơn sau đây giúp giảm đau và viêm khi bùng phát RA:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc corticosteroid
  • Acetaminophen

b. Khi nào cần phẫu thuật?

Khi tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là giải pháp hữu ích cần thiết được thực hiện trong trường hợp này.

c. Phương pháp hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ, chẳng hạn như vật lý trị liệu và liệu pháp vận động, để giúp bạn di chuyển và quản lý bất kỳ vấn đề nào bạn gặp phải với các hoạt động hàng ngày.

8. Phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Để phòng tránh cũng như hỗ trợ tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Vận động hợp lý, tránh làm việc nặng nhọc, quá sức.
  • Có chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, ít chất béo.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Bổ sung canxi, vitamin phòng ngừa loãng xương.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc có thắc mắc về Viêm khớp dạng thấp, hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi để được các chuyên gia của Sống khỏe 247 giải đáp.

➡️ Nguồn đầy đủ: https://tambinh.vn/viem-khop-dang-thap/

broken image