Return to site

Tổng quan bệnh viêm khớp: từ A-Z những điều cần biết

Viêm khớp là bệnh gì?

· Bệnh cơ xương khớp

Viêm khớp rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Nếu trước đây bệnh thường chỉ gặp ở người già thì giờ đây căn bệnh này lại có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Đặc biệt do thói quen sinh hoạt mà viêm khớp đang ngày một có dấu hiệu trẻ hoá.

1. Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tình trạng viêm nhiễm tổn thương ở các khớp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp. Theo thống kê, có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay là viêm đa khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp thường phát triển theo thời gian, nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện đột ngột. Bệnh gặp chủ yếu ở người lớn tuổi trên 65, nhưng cũng có trường hợp là trẻ em, thanh thiếu niên. Trong đó phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới.

broken image

2. Nguyên nhân gây bệnh

Tuỳ từng dạng viêm khớp mà sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, một số nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ:

2.1. Tuổi tác

Được coi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Tuổi của bạn càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp càng cao. Nguyên nhân do khi tuổi cao, khả năng hấp thu canxi của cơ thể thấp đi, dẫn đến thiếu hụt canxi khiến hệ xương khớp suy yếu và ngày càng lỏng lẻo.

Lúc này sụn khớp bị bào mòn và rất dễ gãy khi có lực tác động vào. Khi đó, các khớp xương cọ sát vào nhau gây tổn thương, viêm nhiễm khiến người bệnh đau nhức và gặp khó khăn trong quá trình vận động.

2.2. Chế độ ăn nhiều đạm

Những người ăn quá nhiều đạm từ động vật với hàm lượng lớn mỗi ngày có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp hơn người bình thường. Việc dung nạp quá nhiều đạm động vật khiến cơ thể dư thừa axit trong quá trình chuyển hoá. Để trung hoà lượng axit này, cơ thể phải cần đến một lượng lớn các khoáng chất như canxi từ trong xương để bù đắp. Điều này khiến nồng độ canxi trong xương suy giảm dẫn đến tình trạng loãng xương, tăng nguy cơ viêm đau khớp.

2.3. Tính chất công việc

Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, lặp đi lặp lại rất dễ bị tổn thương xương khớp, nhất là những khớp như ngón tay, cổ tay,… Tình trạng mang vác nhiều trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp.

Ngoài ra, viêm khớp cũng có thể xuất hiện do di truyền, chấn thương hoặc do mắc bệnh lý về xương khớp như thoái hoá khớp, thói quen đi giày cao gót gây nên.

broken image

3. Triệu chứng viêm khớp

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp có thể bao gồm:

  • Khớp sưng, nóng đỏ, sò vào thấy mềm.
  • Cứng khớp, khó vận động, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn vào buổi sáng.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, chán ăn.

Viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng ảnh hưởng tới các khớp nhỏ trước như khớp ngón tay, khớp ngón chân. Một số trường hợp có thể bị thiếu máu, lượng hồng cầu giảm,… trường hợp nặng có thể gây biến dạng khớp nếu không được điều trị đúng đắn.

broken image

4. Chẩn đoán viêm khớp

Để chẩn đoán bệnh, bạn cầ gặp bác sĩ để được kiểm tra dịch khớp và phạm vi cử động hạn chế ở khớp. Bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:

  • Trích xuất và phân tích mức độ viêm trong máu và dịch khớp để xác định loại viêm khớp mà bạn mắc phải.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các loại kháng thể như: RF, anti-CCP, ANA,…

Ngoài ra một số phương pháp khác để xác định bệnh mà bạn mắc phải có thể kể đến như:

  • Chụp X-quang
  • Cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp.

5. Điều trị viêm khớp

Mục tiêu chính của việc điều trị là giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa tổn thương thêm cho khớp. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn kết hơp nhiều phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5.1. Sử dụng thuốc

broken image

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: như hydrocodone, acetaminophen,… có hiệu quả để giảm đau, nhưng không giúp giảm viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): ibuprofen, salicylat,… giúp kiểm soát đau và viêm. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng salicylat.
  • Thuốc ức chế miễn dịch như: prednisone, cortisone,…

5.2. Phẫu thuật

Với các trường hợp bệnh nặng không thể đáp ứng bằng việc sử dụng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật để thay khớp nhân tạo. Phẫu thuật được thực hiện phổ biến trong việc thay khớp hông và đầu gối.

5.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp bị ảnh hưởng là một trong những phương pháp cốt lõi để điều trị viêm khớp.

6. Lưu ý cho người bệnh viêm khớp

Để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn đang thừa cân.
  • Lựa chọn chế độ ăn có nhiều chất chống oxy hoá như rau xanh và hoa quả,…
  • Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp trở nên linh hoạt. Nhưng cần tập đúng mức độ, tránh việc tập luyện vất vả gây áp lực lên khớp.
  • Khi muốn sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc điều trị.

Mặc dù không có cách để chữa khỏi viêm khớp nhưng việc điều trị đúng cách và những thay đổi khoa học trong lối sống sẽ giúp bạn kiểm soát tốt căn bệnh của mình.

broken image