Return to site

Hội chứng ruột kích thích (IBS) - Những thông tin quan trọng cần biết

· Bệnh tiêu hoá

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong những bệnh lý phổ biến về đường ruột. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để khắc phục căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng IBS (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là một dạng rối loạn chức năng ở ruột già. Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, có nhiều yếu tố thúc đẩy như: chế độ ăn uống không đảm bảo, nhiễm khuẩn đường ruột, bất ổn tâm lý… Lúc này, người bệnh có biểu hiện đặc trưng như: đau quặn bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, phân không thành khuôn…

broken image

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

2.1. Đau bụng

Đây là triệu chứng phổ biến, đóng vai trò quyết định chính trong việc chẩn đoán người bệnh bị tình trạng ruột kích thích. Thông thường, ruột và não làm việc cùng nhau để kiểm soát tiêu hóa. Điều này xảy ra thông qua các hormone, dây thần kinh và tín hiệu của vi khuẩn sống trong ruột phát ra.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích, những dấu hiệu này khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau, thường xảy ra ở bụng dưới.

2.2. Tiêu chảy

Bệnh nhân mắc hội chứng IBS sẽ khiến việc vận chuyển phân qua ruột già (đại tràng) diễn ra nhanh hơn. Điều này khiến nước không được ruột già hấp thu đầy đủ dẫn đến phân lỏng.

broken image

2.3. Táo bón

Nhóm IBS bị táo bón cũng khá thường gặp. Sự thay đổi liên lạc giữa não và ruột làm tăng hoặc chậm thời gian vận chuyển bình thường của phân qua ruột già. Lúc này, ruột hấp thụ nhiều nước từ phân dẫn đến khó tiêu. Phân trở nên cứng dẫn đến người bệnh bị táo bón.

2.4. Táo bón và tiêu chảy luân phiên

Triệu chứng vừa tiêu chảy vừa táo bón chiếm khoảng 20% bệnh nhân bị IBS. Các dấu hiệu này liên quan tới chứng đau bụng kinh niên, tái phát thường xuyên.

Trường hợp này có xu hướng nghiêm trọng hơn những nhóm hội chứng ruột kích thích khác. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải theo dõi và điều trị sát sao hơn, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

2.5. Đầy hơi

Ruột kích thích dẫn đến sản xuất khí nhiều hơn trong ruột. Điều này khiến bạn bị chướng hơi, đầy bụng là chuyện đương nhiên.

➡️ Xem thêm: https://songkhoe247.mystrikingly.com/blog/viem-dai-trang

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích​

Nguyên nhân gây ra hiện còn nhiều tranh cãi và chưa thật sự hiểu rõ cơ chế. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố sau có thể gây tác động đến sự xuất hiện của bệnh.

3.1. Rối loạn nhu động ống tiêu hóa

Đối với những người bị bệnh ruột kích thích, nhu động ruột rối loạn, dẫn đến tình trạng thực phẩm di chuyển qua hệ tiêu hóa diễn ra quá nhanh hoặc chậm. Trường hợp quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy, còn chậm sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón.

3.2. Tính nhạy cảm của ruột

Sự nhạy cảm quá mức của hệ thống thần kinh ruột già cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ruột kích thích.

3.3. Do thực phẩm

Một số thực phẩm có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng IBS. Tuy nhiên, sự nhạy cảm với thức ăn ở mỗi người là khác nhau. Rượu, đồ ăn nhanh, cà phê, khoai tây chiên… là những thực phẩm dễ gây viêm đường ruột.

broken image

3.4. Do yếu tố tâm lý

Đây là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng tới dạ dày và có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Hầu hết những người mắc bệnh này đều thấy triệu chứng nặng hơn và tái diễn thường xuyên khi căng thẳng, áp lực. Vì vậy, việc giải tỏa tâm lý, sống lạc quan là điều rất cần thiết.

Ngoài ra, nếu mắc các bệnh về viêm dạ dày, viêm ruột… cũng có thể gây ra bệnh ruột kích thích.

4. Đối tượng dễ mắc hội chứng ruột kích thích?

Các đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng này bao gồm:

  • Những người dưới 45 tuổi
  • Người thường xuyên lo âu, trầm cảm hoặc trạng thái không ổn định
  • Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về đường ruột
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 lần.

Hiện nay, do áp lực học hành, thi cử hoặc vấn đề trầm cảm vì yếu tố gia đình, xã hội khiến trẻ em có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

5. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Do các triệu chứng không đặc trưng, bệnh lý được chẩn đoán chủ yếu bằng phương pháp loại trừ. Người bệnh sẽ được chỉ định làm đầy đủ các thăm dò và xét nghiệm sau:

5.1. Xét nghiệm

  • Xét nghiệm công thức máu, tầm soát thiếu máu, viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm chuyển hóa, đánh giá rối loạn chuyển hóa, loại trừ tình trạng mất nước hoặc điện giải ở bệnh nhân bị tiêu chảy.
  • Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên Giardia: Tìm ký sinh trùng và trứng
  • Xét nghiệm vi sinh, kiểm tra trong phân, tìm ký sinh trùng gây bệnh đường ruột
  • Xét nghiệm canxi huyết thanh, tầm soát cường cận giáp.
  • Xét nghiệm huyết thanh hoặc sinh thiết ruột non tầm soát hội chứng ruột kích thích, thể tiêu chảy chiếm ưu thế.
broken image

5.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp dạ dày, ruột non kiểm tra khối u, bệnh crohn, viêm nhiễm.
  • Siêu âm túi mật: trường hợp bệnh nhân bị khó tiêu thường xuyên hoặc đau sau khi ăn.
  • Chụp đại tràng cản quang kép: Tầm soát khối u, hiện tượng viêm nhiễm đường ruột.

5.3. Thủ thuật chẩn đoán

  • Nội soi đại tràng sigma bằng ống mềm để kiểm tra tình trạng viêm hoặc tắc nghẽn.
  • Nội soi thực quản dạ dày tá tràng kết hợp với sinh thiết ở trường hợp thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, sụt cân, ăn uống kém.
  • Nội soi đại tràng ở những trường hợp chảy máu, thiếu máu, tiêu chảy mạn tính, tiểu sử gia đình bị viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng.

6. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Khi xuất hiện các triệu chứng ruột kích thích, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định cụ thể nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc: giảm đau, chống táo bón, giảm co thắt đường ruột, cầm tiêu chảy, chống xì hơi, thuốc an thần…

  • Ở bệnh nhân bị táo bón: sử dụng thuốc chống táo bón kết hợp với bổ sung chất xơ làm mềm khối phân, giúp đi tiêu tốt hơn.
  • Đối với người đi ngoài lỏng sẽ điều trị bằng thuốc cầm tiêu chảy.
  • Trường hợp đau bụng thường xuyên sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống co thắt đường ruột.

Các loại thuốc trên giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng tới chức năng: gan, thận, dạ dày... Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng tân dược và cần trao đổi với bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ để đổi thuốc phù hợp.

➡️ Nguồn đầy đủ: https://tambinh.vn/hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs/

7. Kết luận

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa nói chung, căn bệnh hội chứng ruột kích thích nói riêng. Do đó, người bệnh cần nằm lòng kiến thức hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì để điều trị bệnh được hiệu quả tốt nhất.

➡️ Video đề xuất

Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã nắm được thông tin về căn bệnh hội chứng ruột kích thích và phương pháp điều trị. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

broken image