Viêm đại tràng – căn bệnh tiêu hoá phổ biến đang ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nắm bắt những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị sẽ giúp bạn có phương pháp phòng ngừa cũng như đẩy lùi căn bệnh này.
1. Tổng quan bệnh học viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hoá. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc ruột già bị viêm với nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Các triệu chứng thường phát triển từ từ theo thời gian, có thể làm suy nhược cơ thể, thậm chí dẫn đến các biến chứng đe doạ tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể xuất phát từ một hoặc một số nguyên nhân gây bệnh như sau:
- Nhiễm khuẩn: ký sinh trùng, lỵ amip, lỵ trực khuẩn, vi khuẩn E.coli,…
- Do ngộ độc, dị ứng thức ăn.
- Do không giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xuất hiện do tự miễn.
Ngoài ra, viêm đại tràng còn đến từ thói quen sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh như: thường xuyên căng thẳng, áp lực, lạm dụng kháng sinh trong thời gian dàu gây loạn khuẩn đường ruột.
3. Triệu chứng
3.1. Viêm đại tràng cấp tính
- Do lỵ amip: Bụng đau quặn từng cơn, liên tục đi ngoài nhưng ra rất ít phân, có máu và nhầy kèm phân.
- Do lỵ trực khuẩn: Sốt, đau bụng, đại tiện phân lỏng có máu, tiêu chảy nhiều khiến bệnh nhân mất nước và chất điện giải dễ dẫn đến truỵ tim.
- Do các nguyên nhân khác: Triệu chứng chủ yếu vẫn là đau bụng, đau từng đoạn dọc theo khung đại tràng, bụng có lúc căng cứng, tiêu chảy, phân toàn nước, suy nhược, sụt cân nhanh.
3.2. Triệu chứng viêm đại tràng mạn
Bao gồm các thể bệnh như:
- Thể lỏng và đau bụng: đau bụng từng lúc, đại tiện xong thì đỡ. Một ngày có thể đại tiện 3-4 lần, thường xuất hiện vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy hoặc sau khi ăn xong.
- Thể táo bón: người bệnh liên tuc bị táo bón, phân khô cứng. Gặp nhiều ở người lớn tuổi và nữ giới.
- Thể lỏng và táo bón xen kẽ: Bụng thường đầy hơi, người bệnh bị từng đợt táo bón, sau đó lại tiêu lỏng.
4. Chẩn đoán viêm đại tràng
Các xét nghiệm khác nhau sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh viêm đại tràng. Các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với những bệnh về đường ruột khác. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ loại trừ những bệnh lý liên quan.
- Xét nghiệm phân: Kiểm tra một mẫu phân để tìm kiếm dấu hiệu viêm, máu, vi khuẩn và các ký sinh trùng.
- Nội soi đại tràng: Thông qua một ống nội soi có camera đường dẫn, bác sĩ sẽ nhận biết được các ổ viêm và tổn thương bên trong đại tràng của bạn.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ biết được bạn có bị thiếu máu hay viêm nhiễm hay không.
- Chụp X-quang: Ít được sử dụng, nhưng trong một số trường hợp vẫn được bác sĩ yêu cầu để kiểm tra vụng bụng và xương chậu của bạn.
5. Biến chứng của viêm đại tràng
Bệnh khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc người bệnh điều trị sai phương pháp có thể phát triển thành mạn tính gây nên một số biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Chảy máu đại tràng (xuất huyết đại tràng).
- Thủng đại tràng.
- Giãn đại tràng.
- Mất nước nghiêm trọng.
Nguy hiểm nhất, bệnh có thể biến chứng thành ung thư đại tràng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
6. Các phương pháp điều trị viêm đại tràng
Điều trị viêm đại tràng tập trung vào làm giảm tình trạng viêm và các triệu chứng do bệnh gây ra. Giúp người bệnh tránh được các đợt bệnh bùng phát.
6.1. Điều trị bằng thuốc
Người bệnh được chỉ định uống loại thuốc nào còn tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với các triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm viêm và tổn thương. Điều này giúp bạn giảm được các triệu chứng do bệnh gây ra:
- Thuốc trị táo bón: Folax, Sorbitol,..
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid, smecta,…
- Thuốc chống viêm: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…),…
- Thuốc giảm đau và chống co thắt: Phloroglucinol (Spasfon), Trimebutin (Debridat),...
Một số trường hợp viêm nặng có thể cần dùng tới Corticosteroid. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó bác sĩ khuyến cáo bạn hạn chế sử dụng chúng.
>> Xem thêm tác dụng thuốc Enterogermina: https://tambinh.vn/enterogermina/
6.2. Nhập viện điều trị
Khi các triệu chững của bạn trở nên nghiêm trọng, việc điều trị tại nhà không giúp cải thiện, bạn cần nhập viện để sớm khắc phục tình trạng mất nước và điện giải quá mức.Add paragraph text here.
6.3. Phẫu thuật
Với các trường hợp mất máu quá nhiều, cơ thể suy nhược, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, thủng đại tràng, hoặc tắc ruột,… bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ phần đại tràng hư hỏng đi.
Tuy nhiên, phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể để lại di chứng và ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Do đó, hãy sớm điều trị khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.
7. Lời khuyên từ chuyên gia
Để việc điều trị viêm đại tràng hiệu quả và sớm giúp bạn cải thiện bệnh. Chuyên gia đưa ra một số lời khuyên mà bạn cần nắm bắt như sau:
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học: nghỉ ngơi làm việc hợp lý, ăn ngủ đúng giờ. Tránh để bản thân rơi vào căng thẳng, stress.
- Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ.
- Tuỳ tình trạng bản thân mà bổ sung chế độ ăn phù hợp: Người bị táo bón thì cần ăn nhiều chất xơ, nên chia nhỏ các bữa ăn. Người bị tiêu chảy hạn chế đồ ăn tươi sống, chất xơ có thể gây tổn thương thành ruột.
- Tránh đồ uống có cồn, caffein, chất kích thích.
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Có thể bổ sung thêm các loại TPBVSK để hỗ trợ giảm triệu chứng thay vì lạm dụng thuốc Tây.
Hỗ trợ giảm triệu chứng Viêm đại tràng với TPBVSK Đại tràng Tâm Bình
TPBVSK Đại tràng Tâm Bình là sản phẩm được bào chế dựa trên công thức cổ phương Tứ quân tử thang với thành phần từ những vị thảo dược tự nhiên như: Bạch truật, Đảng sâm, Bạch linh, Cam thảo,… Sản phẩm đã lưu hành nhiều năm trên thị trường và nhận được sự tin tưởng của người dùng trong việc hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng.