Return to site

Viêm đa khớp: Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết

· Bệnh cơ xương khớp

Viêm đa khớp xảy ra khi có trên năm khớp bị ảnh hưởng, viêm nhiễm và tổn thương gây ra các cơn đau khớp. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, vì vậy các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc từng người.

Viêm đa khớp có thể biểu hiện dưới dạng các đợt cấp tính hoặc phát triển thành mạn tính, kéo dài trên 6 tuần. Bệnh có thể xuất hiện do một loạt bệnh tự miễn cụ thể, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus hay các bệnh nhiễm trùng.

broken image

1. Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Viêm đa khớp thường do rối loạn tự miễn dịch gây ra. Trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào và mô của chính mình. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng này, nhưng họ nhận định chúng có liên quan chặt chẽ với di truyền và môi trường.

Các rối loạn tự miễn dịch thường gặp nhất liên quan đến viêm đa khớp bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh gout
  • Lupus
  • Bệnh Whipple

Yếu tố nguy cơ:

Một số yếu tố có thể gia tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:

  • Lối sống: những người hay hút thuốc, uống rượu bia, chất gây nghiện,… dễ mắc bệnh hơn người có lối sống lành mạnh.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Giới tính: Tỷ lệ chẩn đoán các ca bệnh cho thấy, nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam.
  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc viêm đa khớp.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm đa khớp có xu hướng tương tự các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Bệnh có thể khởi phát đột ngột hoặc kéo dài trong thời gian nhiều tháng.

Các triệu chứng cơ bản bao gồm: sưng, nóng đau và giảm phạm vi cử động. Cứng khớp và đau vào buổi sáng, cải thiện khi vận động và nặng hơn khi nghỉ ngơi. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Phát ban.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Sốt cao.
  • Chán ăn.
  • Sụt cân bất thường.

3. Chẩn đoán viêm đa khớp

Viêm đa khớp có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch, do đó bác sĩ sẽ phải bắt đầu bằng việc xác định các lý do cơ bản gây nên cơn đau nhức xương khớp của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và thực hiện khám sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, chụp X quang hoặc siêu âm khớp để giúp xác định nguyên nhân gây ra cơn đau.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các khớp bằng cách xem chúng có bị sưng hoặc nóng khi chạm vào, người bệnh có gặp vấn đề trong di chuyển, vận động hay không.

broken image

4. Biến chứng

Viêm đa khớp nếu không được điều trị hoặc kiểm soát tốt, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể như:

  • Phổi: Xuất hiện sẹo trên phổi, có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như khó thở và ho mãn tính.
  • Mắt: Khô mắt hoặc viêm lòng trắng mắt.
  • Da: Phát ban hoặc xuất hiện các cục mô dưới da.
  • Tim: Lớp niêm mạc xung quanh tim có thể bị viêm, gây đau ngực. Các cơn đau tim và đột quỵ cũng có thể xảy ra nhiều hơn.

5. Điều trị viêm đa khớp như thế nào?

Tuy chưa có phương pháp điều trị viêm đa khớp khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh bằng thuốc và các yếu tố như chế độ ăn uống, tập luyện, lối sống.

Các loại thuốc điều trị viêm đa khớp:

  • Thuốc giảm đau: như acetaminophen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): như ibuprofen, naproxen, diclofenac,…
  • Thuốc chống thấp khớp và điều chỉnh bệnh (DMARDs): như methotrexate.
  • Thuốc steroid: dùng tiêm hoặc truyền tĩnh mạch giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng.

Biện pháp khắc phục tại nhà:

Các bài tập kéo xà, bơi lội và các hình thức tập thể dục khác cũng có thể hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp. Người bệnh có thể tắm nước ấm và chườm ấm để giúp giảm đau các khớp.

Khi bị viêm đa khớp, xác định nguyên nhân chính là chìa khóa quan trọng để người bệnh có phương pháp điều trị thích hợp và giảm các triệu chứng của bệnh. Do đó, hãy liên hệ bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Video tham khảo: