Return to site

[Đau bụng bên trái] Lật tẩy 10+ nguyên nhân và cách xử lý phù hợp

· Bệnh tiêu hoá

Đau bụng bên trái có thể xuất phát từ những nguyên nhân không đáng lo ngại, nhưng đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó mà bạn đang mắc phải. Trong trường hợp, cơn đau kéo dài dai dẳng, dữ dội, bạn cần đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

1. 10+ Nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng bên trái

Bạn có thể bị đau bụng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây Sống khỏe 247 sẽ tổng hợp 10 nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này:

1.1 Viêm túi thừa

Được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng đua bụng bên trái. Viêm túi thừa xảy ra khi các túi nhỏ trong thành ruột bị nhiễm trùng và viêm.

Tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Đau bụng bên trái do viêm túi thùa tăng lên khi người bệnh ăn hoặc sau bữa ăn.

Các triệu chứng đi kèm bao gồm:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đầy hơi
broken image

1.2 Khó tiêu gây đau bụng bên trái

Chứng khó tiêu thường xảy ra sau khi ăn. Dạ dày của chúng ta tạo ra axit có thể gây kích ứng thực quản, dạ dày hoặc ruột. Cơn đau thường ở phần trên của bụng, nhưng cũng có một số trường hợp đau ở vùng bụng dưới.

Tình trạng này không đáng lo ngại, chúng chỉ gây khó chịu, đau hoặc bỏng rát kèm theo.

1.3 Do sỏi thận

Sỏi thận gây ra các vấn đề cho cơ thể khi chúng di chuyển xung quanh bên trong thận hoặc vào niệu quản – ống kết nối thận với bàng quang.

Các hạt sỏi thận có thể khiến bạn đau dữ dội bên hông và lưng dưới xương sườn. Cơn đau cũng có thể xuất hiện theo từng đợt dữ dội.

1.4 Bệnh crohn

Bệnh crohn và viêm loét đại tràng là những tình trạng mãn tính có thể gây viêm đau ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm đau bụng và tiêu chảy ra máu. Bệnh cũng có thể gây sốt và giảm cân không giải thích được.

1.5 Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đau bụng bên trái cũng có thể xuất phát việc bạn mắc phải hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của IBS có thể bao gồm: đau bụng, táo bón, đầy hơi,…

1.6 Tắc ruột

Khi ruột bị tắc nghẽn, thức ăn không thể đi qua đường tiêu hóa sẽ khiến bạn xuất hiện một số triệu chứng như: đau lưng, đau bụng bên trái,… Tình trạng này hay gặp ở người lớn tuổi và thường do các bệnh lý khác gây ra như viêm túi thừa hoặc ung thư ruột kết.

1.7 Không dung nạp lactose

Những người không dung nạp lactose gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa và các chế phẩm từ sữa. Nguyên nhân do cơ thể thiếu lượng enzyme lactase để phân hủy đường lactose trong sữa bao gồm đường đơn glucose và galactose.

Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng này, bạn có thể cảm thấy đau bụng ngay sau khi uống sữa.

1.8 Viêm tụy

Tuyến tụy bị viêm cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau bụng bên trái. Có hai loại viêm tụy là cấp tính và mãn tính. Triệu chứng viêm tụy sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.

1.9 Bệnh Zona (giời leo)

Bệnh zona là do một loại virus với bệnh thủy dậu gây nên. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy đau và xuất hiện phát ban ở một bên bụng. Một số triệu chứng khác của bệnh bao gồm: đau khi chạm vào, ngứa, mụn nước vỡ ra tạo thành sẹo,…

1.10 Táo bón

Chế độ ăn uống, vận động ít có thể gây nên táo bón, những người bị táo bón lâu ngày cũng sẽ cảm thấy bụng căng cứng, đau ở bên trái. Một số biểu hiện của táo bón bao gồm: căng thẳng khi đại tiện, phân vón cục hoặc rất cứng, cảm giác đi tiêu không hết phân,…

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đau bụng bên trái do các bệnh về tiêu hóa khác như đầy hơi, chướng bụng, thoát vị (sai lệch vị trí các cơ quan nội tạng trong cơ thể),… Một số nguyên nhân đau bụng bên trái ở nữ có thể do kỳ kinh nguyệt hoặc do mắc một số bệnh như: U nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, xoắn buồng trứng.

2. Đau bụng bên trái – khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Khi cơn đau bụng xuất hiện dữ dội, không thể giải thích được hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ ngay. Cụ thể:

  • Đau đột ngột, dữ dội
  • Kèm theo sốt
  • Phân lẫn máu
  • Buồn nôn và nôn mửa kéo dài
  • Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, choáng váng
  • Đau dữ dội khi chạm vào bụng
  • Căng cứng bụng, chướng to
  • Cơn đau kéo dài mặc dù đã sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà
broken image

3. Chẩn đoán đau bụng bên trái

Nếu cơn đau bụng bên trái, đặc biệt là đau bụng dưới bên trái trở nên nghiêm trọng hoặc đủ kéo dài, bác sĩ có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để tìm ra các nguyên nhân có thể và xác định một quá trình điều trị.

Các kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:

  • Chụp CT
  • Sử dụng hình ảnh siêu âm
  • Quét Cộng hưởng từ MRI
  • Nội soi đại tràng.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể ấn vào khu vực đó để xác định xem liệu người bệnh có bị đau khi chạm vào hoặc tìm bất kỳ cục u đáng ngờ nào xuất hiện ở vùng bụng

Trong một số trường hợp, để xác định chính xác vấn đề, người bệnh có thể cần phải thăm khám lại và theo dõi chặt chẽ.

4. Điều trị đau bụng bên trái

Phương pháp điều trị đau bụng bên trái sẽ tùy thuộc vào tình trạng hoặc bệnh gây ra cơn đau.

  • Đau bụng dưới do nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm túi thừa, thường chỉ cần dùng kháng sinh và nghỉ ngơi để điều trị.
  • Các vấn đề khác chẳng hạn như thoát vị hoặc tắc ruột, có thể cần phẫu thuật.
  • Điều trị táo bón và đầy hơi thường bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống cơ bản và trong trường hợp nghiêm trọng, sử dụng thuốc nhuận tràng. Đối với những cơn đau bụng dưới mãn tính hơn, chẳng hạn như cơn đau IBS hoặc Crohn, người bệnh cần quản lý chế độ ăn uống cẩn thận và lâu dài hơn có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
  • Điều trị chứng không dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như không dung nạp lactose, thường bao gồm việc loại trừ thực phẩm đó khỏi chế độ ăn uống.
broken image

5. Phòng tránh đau bụng bên trái

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bệnh hạn chế tình trạng đau bụng bên trái bằng cách:

Tiến hành thăm khám sức khỏe định kì

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học như ăn chậm nhai kỹ, tăng cường chất xơ, hạn chế dầu mỡ, bia rượu…
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức
  • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
  • Tập thể dục, thể thao hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không nên bỏ bữa, nên ăn vào khung giờ cố định
  • Bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo tham khảo của các bác sĩ hoặc người có chuyên môn
broken image

Trên đây là thông tin về đau bụng bên trái, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh. Nếu xuất hiện triệu chứng đau vùng eo bên trái, đau bụng dưới bên trái kéo dài bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

➡️ Nguồn tham khảo: