Return to site

Thời tiết giao mùa làm tái phát bệnh Gout - Đừng chủ quan

Bệnh gút là bệnh gì?

· Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gút hay gout là một dạng viêm khớp gây viêm và đau dữ dội ở các khớp như ngón tay, bàn chân, mắt cá chân,… đặc biệt là khớp ngón chân. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, gây sưng đau, nóng đỏ ở khớp. Thậm chí, người bệnh còn có cảm giác như các khớp của mình bị lửa đốt.

Gout là một phản ứng xảy ra khi một chất hoá học có tên là axit uric hình thành các tinh thể urat natri trong khớp. Các tinh thể này cũng có thể hình thành trong dây chằng và gân xung quanh khớp hoặc bên dưới da. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp, đặc biệt là khớp ngón chân. Gút chủ yếu gặp ở nam giới.

1. Triệu chứng

Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh gút là cơn đau cấp tính ở khớp bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xảy ra ở khớp ngón chân cái, mặc dù bất kỳ khớp nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: nóng, đỏ, sưng ở vùng khớp.

Các triệu chứng của bệnh thường phát triển nhanh chóng và cơn đau trở nên dữ dội nhất trong vòng 6-24 tiếng sau khi khởi phát. Các triệu chứng có thể kéo dài 3-10 ngày, sau đó khớp bắt đầu cảm thấy bình thường trở lại và cơn đau giảm dần. Hầu hết người bệnh sẽ bị các đợt gút cấp tấn công trở lại bất cứ lúc nào.

Các cơn gút thường xảy ra vào nửa đêm hoặc sáng sớm, người bệnh thức dậy với cảm giác ngón chân cái sưng tấy và nóng rát. Da cũng có thể đỏ và bóng, thậm chí bong tróc trong trường hợp bị viêm nặng. Đôi khi, các cơn gút cấp sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn và sốt nhẹ kèm theo.

2. Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh xuất hiện khi có sự tích tụ làm tăng axit uric trong máu hình thành do sự phân huỷ của nhân purin gây nên. Một số điều kiện khác có thể bắt nguồn từ rối loạn chuyển hoá hoặc mất nước khiến cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị bệnh do di truyền, gặp vấn đề về thận hoặc tuyến giáp khiến cơ thể khó đào thải axit uric. Bên cạnh đó chế độ ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin cũng là nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ nhiều axit uric.

3. Đối tượng nguy cơ

Gout thường gặp ở nam giới. Bệnh có nguy cơ cao hơn ở một số đối tượng như:

  • Ăn nhiều protein từ các loại thịt đỏ, nội tạng hoặc hải sản.
  • Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh như thận, suy tim, tăng huyết áp, kháng insulin hoặc tiểu đường.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Sử dụng nhiều rượu bia.

4. Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gút dựa trên việc xem xét tiền sử bệnh, các triệu chứng của bạn thông qua:

  • Mô tả của bạn về cơn đau khớp.
  • Tần suất cơn đau xuất hiện.
  • Tình trạng đỏ hoặc sưng tấy khớp như thế nào.

Đương nhiên để xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm để kiểm tra sự tích tụ của axit uric trong khớp. Một mẫu dịch từ khớp sẽ giúp bác sĩ tìm kiếm sự xuất hiện của các tinh thể axit uric. Ngoài ra, trong trường hợp cần, bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang khớp của bạn.

5. Điều trị gout

Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể ngăn ngừa các đợt bùng phát thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nhưng khi gút có dấu hiệu tái phát, đòi hỏi một phác đồ điều trị lâu dài, nhằm ngăn chặn sự tái phát cũng như những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

5.1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc giúp giảm đau do gút bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): aspirin, ibuprofen, naproxen,…
  • Colchicine: Colcrys, Mitigare,…
  • Corticosteroid

5.2. Phẫu thuật loại bỏ hạt tophi

Gút có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, sau nhiều năm, các cặn cứng – còn được gọi là hạt tophi có thể tích tụ trên các khớp của bạn và ở những nơi khác. Những cục cứng này gây đau và sưng, thậm chí có thể làm hỏng khớp vĩnh viễn.

Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật loại bỏ những hạt này để đảm bảo an toàn cho khớp.

6. Phòng ngừa bệnh gút

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa bệnh gút:

  • Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích.
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu purin như: tôm, cua, ốc, thịt đỏ, nội tạng,…
  • Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau quả.
  • Giảm cân nếu đang thừa cân.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Uống nhiều nước.

Nếu bạn đang mắc các bệnh lý hoặc đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận lời khuyên giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh.

TPBVSK Viên Gout Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh gút

TPBVSK Viên Gout Tâm Bình là sản phẩm của công ty hàng đầu Việt Nam - Dược phẩm Tâm Bình giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ lợi tiểu, tăng đào thải axit uric, giúp người bệnh ổn định sức khỏe, ngăn sự trở lại của các cơ sở.

Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ thảo mộc, không pha trộn tân dược. Đặc biệt trong thành phần có chứa bột Mã tiền chế - Một loại thảo mộc quý trong Đông y nếu được bào chế và gia giảm đúng cách. Tâm Bình là một trong số ít những đơn vị có thể đưa Mã Tiền vào sản phẩm an toàn do kế thừa bí quyết bào chế gia truyền.

All Posts
×

Almost done…

We just sent you an email. Please click the link in the email to confirm your subscription!

OKSubscriptions powered by Strikingly